Sâu răng không chỉ gây ra các cơn đau nhức, vỡ mẻ các tổ chức cứng bên ngoài mà nghiêm trọng hơn còn xâm nhập đến tủy, gây viêm tủy. Khi tủy răng bị viêm nhiễm mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp xe xương ổ răng, viêm quanh răng, ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, dù ở độ tuổi nào cũng có thể bị sâu răng. Trong nhiều trường hợp răng bị vi khuẩn tấn công, rất khó để phát hiện ra bệnh, chỉ đến khi răng bạn bị vi khuẩn ăn mòn, dấu hiệu sâu răng có nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì nhiều người mới phát hiện ra mình bị sâu răng.
Triệu chứng cửa bệnh sâu răng
Giai đoạn 1: Răng ngả màu sẫm, xuất hiện đốm trắng
Biểu hiện các đốm trắng đục cho thấy vi khuẩn đã tấn công vào răng của bạn, một biểu hiện dễ nhận thấy nhất nhưng lại thường bị mọi người bỏ qua.
Đây là biểu hiện của răng sâu ở giai đoạn đầu, lúc này bạn không hề có cảm giác đau nhức, tuy nhiên khi bạn ăn đồ ngọt đôi khi sẽ cảm thấy hơi nhức răng một chút rồi lại hết.
Giai đoạn 2: Xuất hiện lỗ sâu trên răng
Bệnh sâu răng là bệnh tiến triển từ từ âm thầm ăn sâu từ bề mặt lớp men răng cho đến lớp ngà răng. Giai đoạn đầu bệnh chỉ xuất hiện các đốm trắng đục, tuy nhiên khi đã hình thành nên những lỗ sâu màu đen ở trên mặt nhai và thân răng thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng. Đây chính là biểu hiện của răng sâu dễ nhận biết nhất khi bạn quan sát. Để lâu ngày răng sâu sẽ ăn dần đến tủy và chân răng bắt đầu hình thành mủ thì nguy cơ mất răng rất cao.
Giai đoạn 3: Đau nhức dữ dội
Khi hình thành lỗ sâu thì có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội hơn, đau nhiều lần hơn và là cơn đau liên tục không dứt, kéo dài trong khoảng thời gian dài, có khi gây khó ngủ. Đặc biệt là khi sâu răng tiến vào tủy có thể gây nên những cơn đau nhức buốt nhói đến tận óc rất khó chịu.
Nếu khi bạn ăn nhiều đồ ngọt mà cảm thấy đau nhức thì rất có thể bạn đang bị sâu răng, hãy thử để ý xem trên răng của mình có xuất hiện các vết sâu không, hoặc nếu khó khăn quá tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị sớm.
Cách chữa sâu răng triệt để
Răng sâu phải làm sao để chữa trị triệt để còn phải căn cứ vào mức độ cụ thể của từng người mới có thể quyết định nên chọn phương pháp nào hiệu quả nhất.
Các phương pháp có thể áp dụng tại nhà như dùng muối, chanh, tỏi hay gừng tươi giã nát đắp vào chỗ sâu,... sẽ giúp giảm đau hiệu quả, nhưng lại không phải phương pháp điều trị răng sâu triệt để.
Nếu bạn cảm thấy cơn đau răng kéo dài và mức độ đau càng ngày càng gia tăng thì rất có thể bạn đã bị viêm tủy cấp. Lúc này bạn cần phải điều trị nội nha lấy tủy để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị viêm nhiễm hoại tử để bảo tồn răng, tránh trường hợp vết sâu lan ra phần chóp răng và xương ổ răng có thể khiến răng bị rụng hoặc áp xe đến các răng kế bên. Sau đó bắt đầu thực hiện hàn trám răng sâu.
Trường hợp răng sâu vẫn còn nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy thì hoàn toàn có thể điều trị bằng cách nạo sạch vết sâu và hàn trám lại. Thao tác nạo sạch vết sâu cần được tiến hành chính xác bởi nếu nạo vết sâu quá mức có thể phạm đến mô răng khỏe gây nên tình trạng đau nhức sau này và nếu thao tác này không làm sạch được ổ vi khuẩn thì chúng sẽ phát triển và gây bệnh trở lại. Cuối cùng sẽ phải hàn trám răng sâu để các tác nhân bên ngoài không thể xâm nhập và gây bệnh.
Trường hợp răng sâu nặng, mất mô nhiều tốt nhất nên thực hiện trám gián tiếp Inlay/Onlay hoặc bọc răng sứ để phục hình tốt hơn và đảm bảo bảo vệ răng thật tối đa.
Nguồn: http://rangxinh.info
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn